Hãy cùng Tân Mỹ nhìn lại thị trường nhôm năm 2018, đồng thời đưa ra những nhận định dự báo về thị trường nhôm định hình trong năm 2019.
Với số lần tăng giá 4 lần chỉ tính riêng trong quý II, thị trường nhôm định hình trở thành kim loại có mức tăng giá nhiều nhất trong năm 2018. Năm 2019 được dự báo là một năm sôi động của thị trường nhôm hệ với sự đầu tư phát triển sản phẩm và dịch vụ khách hàng.
Trong giai đoạn 2014 – 2017 chúng ta không thể nào quên ngành nhôm định hình Việt đã có bức tranh “rối loạn” cả thị trường như nào.
Với sự đổ bộ ồ ạt của nhôm hệ nhập khẩu Trung Quốc thiếu kiểm soát, không quan tâm đến chất lượng chỉ chạy theo lợi nhuận của các nhà nhập khẩu, phân phối trong nước đã khiến các doanh nghiệp sản xuất nhôm hệ trong nước đã lâm vào một cuộc khủng hoảng cục bộ.
Các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước vừa gồng mình chống chọi để tồn tại trong các cuộc cạnh tranh về giá thành, vừa phải sản xuất nghiên cứu những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Hệ lụy từ việc phát triển thiếu bền vững là điều không khó lý giải khi nhìn lại một năm giai đoạn này đầy biến động của ngành sản xuất nhôm hệ trong nước.
Giá nhôm tăng phi mã do cắt giảm đột ngột nguồn cung khổng lồ từ Trung Quốc.
Mặc dù NAB (Ngân hàng Quốc gia Australia) dự báo giá nhôm 2018 sẽ tăng nhưng không lường hết được các yếu tố cơ bản của thị trường, nhất là những yếu tố liên quan đến chính trị.
Chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trường khiến nguồn cung nhôm định hình từ Trung Quốc giảm mạnh hơn bất cứ dự báo nào của các nhà phân tích.
Quyết định đóng cửa các cơ sở sản xuất bất hợp pháp và cắt giảm công xuất sản xuất của hàng loạt các nhà máy sản xuất nhôm tại Trung Quốc, trong khi cầu vẫn tiếp tục tăng lên dẫn tới dự trữ nhôm trên toàn thế giới giảm xuống ở mức thấp kỉ lục.
Đó là lý do chính khiến giá nhôm đã đã tăng phi mã, đạt mức tăng lịch sử trong nhiều năm trở lại đây.
Giá nhôm đã tăng tới 36% trong năm 2018, từ mức 2268 USD/tấn lên 3084 USD/tấn. Cao hơn nhiều so với mức tăng của các kim loại khác như thép, đồng, kẽm.
Đặc biệt là mặt hàng nhôm hệ, riêng trong quý 2/2018, đã trải qua 4 lần tăng giá với biên độ tăng từ 8 -10%. Nhôm hệ tiếp tục trở thành vật liệu xây dựng có mức độ biến động lớn nhất 2018.
Tuy nhiên, giá nhôm có thể sẽ không tăng bởi kỳ vọng sự hoạt động trở lại của những cơ sở sản xuất đã từng đóng cửa với công nghệ mới hiệu quả hơn, sạch hơn, thay thế phần công suất trước đây sử dụng công nghệ cũ.
Nhức nhối vấn đề nhôm giả, kém chất lượng
Thị trường nhôm hệ Việt Nam, tất yếu cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi đợt tăng giá kỉ lục này. Do nguồn cung thiếu thốn, nguồn sản xuất trong nước tạm thời chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, thị trường nhôm Việt chao đảo.
Nếu trước đây, nhiều doanh nghiệp Việt phải “cắn răng” hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc thì trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp cũng phải đối diện với những khó khăn mới.
Đó là tình trạng nhôm giả, kém chất lượng do chính doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và tiêu thụ trong sân nhà. Trong tháng 01/2018, một đường dây sản xuất nhôm giả hệ nhôm Xingfa Quảng Đông có quy mô lớn của một doanh nghiệp sản xuất nhôm lớn có tiếng tại Việt Nam đã bị các phóng viên và cơ quan chức năng phát giác và vào cuộc điều tra.
Với mức giá cạnh tranh, rẻ hơn từ 10 – 20 triệu đồng/tấn so với sản phẩm nhôm hệ thật, doanh nghiệp này đã lợi dụng tâm lý tham rẻ, sự thiếu hiểu biết của một số đại lý sản xuất và người tiêu dùng nhằm kinh doanh bất chính.
Vụ việc đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về một thị trường nhôm hệ Việt còn nhiều bất cập cần sự nỗ lực từ các cơ quan chức năng và chính các doanh nghiệp để vượt qua sóng gió.
Những khoảng sáng 2018 của ngành nhôm Việt
Tuy vẫn còn đó ngổn ngang những vấn đề cần được giải quyết một cách triệt để, sự vào cuộc một cách quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước, không thể phủ nhận một số bước tiến của ngành nhôm Việt.
Đó là những nỗ lực vươn lên không ngừng của các doanh nghiệp trong ngành: đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cho ra đời những hệ nhôm mới; tinh thần chủ động thâm nhập khai phá và mở rộng thị trường.
Là một thương hiệu trong ngành nhôm định hình Việt Nam, với những hệ nhôm của Tân Mỹ đã gây ấn tượng với chiến lược phát triển sản phẩm và kinh doanh khác biệt, đề cao phát triển bền vững bảo vệ môi trường, chú trọng đến các sản phẩm phân khúc chất lượng cao, đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc bài bản, chuyên nghiệp. Nhôm hệ Tân Mỹ đã chiếm lĩnh được lòng tin của nhiều khách hàng khó tính và đã mang đến làn gió mới cho thị trường nhôm Việt.
Năm 2019 khởi sắc cho Ngành nhôm hệ Việt.
Năm 2019 được dự báo là một năm sôi động của thị trường nhôm hệ với sự gia nhập ngành của nhiều thương hiệu mới, mang tới những “giải pháp” mới mẻ cho thị trường.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng bối cảnh nhiều biến động của thị trường hiện tại chính là cơ hội vàng để các doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng. Cạnh tranh ngành nhôm năm nay sẽ cao hơn nhưng sẽ là cuộc cạnh tranh giữa chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ.
Sau “hồi chuông cảnh báo” về đường dây giả Xingfa, chắc chắn nhà sản xuất nhôm hệ nói riêng và sản xuất vật liệu xây dựng nói chung sẽ chú trọng nhiều hơn tới cuộc chiến chống lại các loại hàng giả, hàng nhái.
Cùng với sự vào cuộc của Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 33/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nêu trên xuất xứ từ Trung Quốc. Đã mang lại niềm tin cho ngành sản xuất nhôm hệ trong nước.
Doanh nghiệp nhôm hệ Việt bắt đầu có ý thức về vấn đề bảo hộ thương hiệu cũng như xây dựng hệ thống phân phối ủy quyền để đảm bảo người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được đâu là những đại lý uy tín để gửi gắm niềm tin.
Các nhà sản xuất nhôm hệ cũng đã bắt đầu chú trọng tới quyền lợi người tiêu dùng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng được nâng cao và quản lý không chỉ bởi các đại lý mà bởi chính các doanh nghiệp sản xuất và phân phối. Cả người tiêu dùng, nhà kinh doanh và thương hiệu đều sẽ được lợi nhiều hơn từ một thị trường đang dần dần hoàn thiện theo hướng phát triển bền vững.